Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Báo cáo kết quả thực hiện CCHC, KSTTHC, và ISO giai đoạn 2022-2023
Ngày cập nhật 30/06/2023
Ảnh kiểm tra CCHC

Ngày 20 tháng 6 năm 2023, Đoàn kiểm tra của UBND huyện về kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm soát TTHC và ISO giai đoạn 2022-2023, do đồng chí Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng Nội vụ huyện, Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì và các thành viên trong đoạn là các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện A Lưới. Phía xã: Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, TT-HĐND xã, UBMTTQ VN xã và tập thể lãnh đạo UBND xã, các công chức chuyên môn cùng tham gia.

Thực hiện Thông báo số 83/TB-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới về việc kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện năm 2023 trên địa bàn huyện A Lưới. UBND xã báo cáo kết quả thực hiện cải cách hành chính năm 2022 và đến ngày 15/6/2023 trên địa bàn xã với nội dung cụ thể như sau:

          I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC CCHC

          1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Để cụ thể hóa các Quyết định, Kế hoạch, chương trình của tỉnh, huyện về công tác CCHC năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023. UBND xã đã ban hành Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND xã về việc phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính năm 2022; Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND xã về việc phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 và Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND xã về việc ban hành kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã Hồng Bắc, đồng thời đã ban hành các văn bản khác liên quan đến CCHC như: Quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; danh mục hành chính tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa...

- Đã tổ chức sơ, tổng kết, (hàng năm, giai đoạn) về công tác cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác CCHC.

          2. Vấn đề rà soát các văn bản quy phạm pháp luật

- Số lượng các văn bản có chứa nội dung thủ tục hành chính đã rà soát và đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hủy bỏ từ đầu năm 2022 ngày 15/6/2023: Không có.

          - Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ được tiến hành thực hiện thường xuyên theo kế hoạch đề ra. Chỉ đạo Công chức TP-HT phối hợp với công chức VP-TK xã tham mưu giúp UBND xã tự kiểm tra văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã ban hành từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/6/2023, số văn bản được kiểm tra: 06 văn bản, trong đó 05 Nghị quyết và 01 Quyết định. Qua kiểm tra cho thấy hầu hết văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, phù hợp với pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật đã cụ thể hóa được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý Nhà nước tại địa phương.

          3. Việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhân và trả kết quả

          - Đã ban hành đầy đủ các văn bản thực hiện cơ chế một cửa tại UBND xã, gồm: Quyết định củng cố, kiện toàn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Nội quy làm việc của Bộ PTN&TKQ và các văn bản khác liên quan.

- Chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ PTN&TKQ từ trung cấp trở lên, có trách nhiệm với công việc, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân tận tình, trách nhiệm, kịp thời giải quyết công việc của công dân, không gây phiên hà, sách nhiễu, thông qua Quy chế đánh giá, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ công chức.

 - Cơ sở vật chất của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công việc như: khu vực chờ đợt, ghế ngồi cho công dân, tủ đựng hồ sơ, máy vi tính, máy photo, máy scan...với diện tích phòng làm việc 48 m2.

- Việc thực hiện các quy định về công chức làm việc tại Bộ PTN&TKQ khả tốt, đầy đủ như: Bảng tên công chức trên bàn làm việc, đeo thẻ và mặc đồng phục truyền thông dân tộc trong 02 ngày làm việc (thứ 2 và thứ 6).

- Việc thực hiện các thủ tục hành chính tại Bộ PTN&TKQ được niệm yết công khai đầy đủ đúng theo quy định, bao gồm: Số lượng lĩnh vực, loại TTHC; các loại biểu mẫu, giấy tờ, hồ sơ, thời gian hẹn trả kết quả và mức thu phí, lệ phí đối với từng loại TTHC…

- Đã có hòm thư góp ý của công dân những chưa tiếp nhận trường hợp nào thư góp ý của tổ chức, cá nhân từ năm 2022 đến nay.

- Các loại phiếu, sổ theo dõi:

+ Phiếu tiếp nhận: Đã sử dụng 236 phiếu, trong đó 236 phiếu thời gian trả đúng hạn theo quy định (Lĩnh vực TP-HT: 185, lĩnh vực TBXH 51).

+ Sổ theo dõi: Có 1.222 hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết theo từng lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực Tư pháp 1.170 hồ sơ, lĩnh vực TBXH 51 hồ sơ và lĩnh vực địa chính 01 hồ sơ.

+ Số lượng phiếu hướng dẫn đã sử dụng: 15 phiếu, trong đó lĩnh vực TP-HT 10 phiếu, lĩnh vực LĐTB&XH 05 phiếu.

- Các loại TTHC đã được thực hiện theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông: 129 TTHC, trong đó tại cơ chế một cửa 109 TTHC; một cửa liên thông 19 TTHC.

- Thực hiện tốt chế độ báo cáo theo định kỳ quý, 6 tháng và năm về thực hiện nhiệm vụ của Bộ PTN&TKQ.

          - Đã phân công công chức Văn phòng - Thống kê kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức làm việc tại Bộ PTN&TKQ hàng ngày.

          4. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc

          - Ủy ban nhân dân xã rất quan tâm việc áp dụng công nghệ thông trong giải quyết công viêc.

  - Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các ngành, đoàn thể cấp xã, công chức chuyên môn nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động. Đồng thời, đã triển khai thực hiện ứng dụng các phân mềm vào giải quyết công việc của cơ quan như trang thông tin điều hành tác nghiệp...

5. Thông tin, tuyên truyền

- Đã chỉ đạo công chức chuyên môn xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền về cải cách hành chính, quán triệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước hàng năm và giai đoạn 2016-2020 để nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công chức về sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính; nắm vững mục tiêu, nội dung và các nhiệm vụ cải cách hành chính trên các lĩnh vực (cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính).

- Kết quả thực hiện: Đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác cải cách hành chính từ đầu năm, đồng thời chỉ đạo công chức chuyên môn phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội cấp xã tổ chức triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phòng phú như: Lồng ghép với các cuộc họp xã, thôn và bằng đài truyền thanh không dây của xã, với số cuộc tuyên truyền 04/4 thôn, đạt 95% kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

          6. Việc thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác

- Đã kịp thời khắc phục theo kết luận kiểm tra của của UBND huyện như: Thay đổi Nội quy làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; địa chỉ phản ánh kiến nghị của công dân và niệm yết đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã.

         - Thực hiện Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 29/01/2021; Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 18/12/2020 và Chỉ thị số 08/CT-UBND 23/5/2018 của UBND huyện A Lưới. Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 18/02/2021 về triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử năm 2021; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2017 của UBND xã về việc đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn và Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2018 của UBND xã về việc đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn xã và đã triển khai rộng rãi trong cán bộ, công chức và nhân dân nhằm hiểu được ý nghĩa, tâm quan trọng của công tác cải cách hành chính, đồng thời triển khai rộng rãi đến cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn xã.

- UBND xã đã bố trí 04 công chức chuyên môn tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả; thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức như: Chi hỗ trợ hành tháng với số tiền 300/người/tháng và hỗ trợ may đồng phục 02 bộ/năm, với số tiền 1.500.000/người/năm theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 05 năm 2018 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại trung tâm hành chính công tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

          II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

          1. Những mặt ưu điểm

+ Việc công khai các thủ tục hành chính, quy trình, thời gian giải quyết, đã giúp cho tổ chức, cá nhân nắm vững hơn khi có nhu cầu giải quyết công việc. Người dân không phải đi lại nhiều lần như trước đây, công việc được giải quyết nhanh hơn, đúng hẹn, giảm bớt trung gian nhũng nhiễu, phiền hà.

          + Tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức có những bước chuyển biến nhất định thể hiện ở thái độ phục vụ tổ chức, cá nhân tốt hơn.

            + Tổ chức, cá nhân có điều kiện theo dõi, giám sát việc làm của cán bộ, công chức, của cơ quan Nhà nước để cùng góp phần xây dựng chế độ làm việc ngày càng vững mạnh.

          2. Mặt tồn tại, hạn chế:

+ Công tác kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các thủ tục hành chính còn nhiều bất cập.

+ Chưa xác định công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật là công tác thường xuyên nên không kịp thời loại bỏ những văn bản hết hiệu lực, không phù hợp, không đảm bảo tính thống nhất pháp chế.

+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính có lúc thiếu kịp thời, bị động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay.

3. Những bài học kinh nghiêm

- Tiếp tục phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và sự tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể quần chúng. Từ đó, coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính; xác định những lợi ích thiết thực, hiệu quả mà cải cách hành chính đem lại cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Phải xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, lâu dài gắn với công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

- Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của người đứng đầu cơ quan, của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan, phải xác định mọi việc vì lợi ích thiết thực, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công của cải cách hành chính.

- Xác định các mục tiêu cải cách hành chính mang tính định lượng với mức độ phù hợp, thiết thực để bảo đảm tính khả thi. Phân công rõ trách nhiệm và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, công chức chuyên môn trong tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá quá trình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính. Coi trọng thí điểm, tổng kết, nhân rộng những mô hình, sáng kiến trong cải cách hành chính. Chú trọng việc đánh giá, biểu dương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò của công chức chủ trì tham mưu cho Chủ tịch, UBND xã trong công tác điều phối chung, tổng hợp, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cần thiết phải nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm công tác cải cách hành chính; bố trí đủ nguồn lực tài chính cho cải cách hành chính.

            III. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC CCHC TRONG THỜI GIAN TỚI

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính các năm trước, UBND xã yêu cầu các công chức chuyên môn triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020.

2. Tiếp tục triển khai tốt việc giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa, một cửa liên thông” ở xã. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả xã.

3. Thực hiện công tác sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

4. Thực hiện tốt việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại UBND xã.

5. Tiếp tục rà soát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, bảo đảm ổn định hoạt động của bộ máy theo hướng tinh gọn, có hiệu lực và hiệu quả.

6. Tiếp tục duy trì triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực chuyên môn thái độ ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Tăng cường công tác kiểm tra nhằm củng cố kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước ở xã để đáp ứng với tình hình mới hiện nay.

- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính của UBND xã, nhất là trên lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa.

Trên đây báo cáo công tác cải cách hành chính từ đầu năm 2020 đến ngày 30/8/2021 và phương hướng, nhiệm vụ công tác CCHC trong thời gian tới, kính đề nghị đoàn kiểm tra của UBND huyện ý kiến đóng góp, xây dựng để hoàn chỉnh, bổ sung đầy đủ hơn trong thời gian tới./.

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Văn Tuân, công chức VP-TK xã Hồng Bắc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 79